Chế độ dinh dưỡng quyết định đến 32% trong sự phát triển chiều cao của trẻ. Trong khi đó, di truyền chỉ chiếm khoảng 23% của quá trình này.
Tầm quan trọng của chăm sóc dinh dưỡng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ
Để phát triển về chiều cao, cân nặng, cơ thể trẻ đòi hỏi phải được cung cấp đầy đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng và chất xúc tác cần thiết nhằm kiểm soát sự biệt hoá, tăng kích thước số lượng tế bào… đảm bảo cho sự phát triển thể chất diễn ra thuận lợi.
Thiếu hụt dinh dưỡng, trẻ sẽ chậm phát triển, thậm chí là không phát triển. Nếu tình trạng diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, phát sinh bệnh tật, chiều cao hạn chế khi trưởng thành.
Tuy nhiên, dư thừa dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng thiên lệch về một vài dưỡng chất nhất định (thường gặp là Protein) cũng trở thành tác nhân ảnh hưởng không tốt đến cấu trúc, chức năng của tế bào, dẫn đến béo phì, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý tim mạch, huyết áp… trẻ phải gánh chịu nhiều sự bất ổn trong sức khoẻ và quá trình phát triển chiều cao bị cản trở nghiêm trọng.
Một đứa trẻ sau khi ra đời, nếu được nuôi dưỡng, chăm sóc khoa học và hợp lý, sẽ có sự tăng trưởng đều đặn về chiều cao như sau:
Giai đoạn dưới 3 tuổi: Khi mới sinh ra chiều cao trung bình của trẻ là khoảng 49-50 cm. Đến năm 1 tuổi chiều cao tăng gấp 1,5 lần so với lúc mới sinh là vào khoảng 75cm, 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10 cm nếu được nuôi dưỡng tốt.
Giai đoạn dậy thì: Con gái từ 10-16 tuổi và con trai từ 12-18 tuổi là tuổi dậy thì. Trong thời gian dậy thì, cơ thể sẽ có 1-2 năm chiều cao tăng vọt từ 8-15 cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể xác định chính xác năm đó là năm nào, nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ trong suốt thời gian dậy thì để trẻ đạt được chiều cao tối đa nhất.
Sau giai đoạn dậy thì: Bước qua năm chiều cao tăng vọt, cơ thể trẻ vẫn tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì. Hầu hết người sau 20 tuổi thì các đĩa tăng trưởng đã đóng lại, khi đó không còn có thể tăng chiều cao được nữa.
Do vậy, nếu trẻ không đạt được sự tăng trưởng về chiều cao theo các chỉ số kể trên, rất có thể chế độ chăm sóc dinh dưỡng đang áp dụng vẫn chưa thực sự phù hợp với trẻ. Lúc này, các bậc phụ huynh cần có sự tìm tòi, nghiên cứu để xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý nhằm đảm bảo sự phát triển thể chất của trẻ diễn ra thuận lợi nhất.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ như thế nào để trẻ có được chiều cao như mong muốn?
Để hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao cho trẻ diễn ra thuận lợi nhất, bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học là yếu tố cần được chú trọng hàng đầu. Khi chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, các bậc phụ huynh cần chú ý đến các vấn đề:
- Bổ sung đúng và đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển chiều cao
Để chiều cao phát triển tối ưu, cơ thể trẻ cần được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết như: Canxi, Collagen type 2, các Vitamin… Thông thường, chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ đã có các dưỡng chất này, tuy nhiên, hàm lượng vẫn chưa đủ để vừa bảo đảm các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả, vừa tạo điều kiện để chiều cao tăng trưởng tốt nhất. Do đó, trong quá trình chăm sóc trẻ, các bậc phụ huynh nên bổ sung dinh dưỡng đa dạng cho trẻ và dành sự quan tâm đúng mức đến các dưỡng chất trên để nâng cao cơ hội sở hữu một chiều cao lý tưởng trong tương lai.
- Thiết lập thời gian biểu ăn uống khoa học, hợp lý
Thực tế, không phải trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt đều có thể tăng trưởng hiệu quả. Nhiều trẻ mắc phải hội chứng kém hấp thu, khiến phần lớn dinh dưỡng được bổ sung vào cơ thể đều bị đào thải ra ngoài dẫn đến tình trạng trẻ ăn nhiều nhưng vẫn còi cọc, chậm lớn, kém phát triển chiều cao. Do đó, song song với việc bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học và hợp lý, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý kiểm tra, theo dõi thường xuyên chiều cao và cân nặng của trẻ. Định kì hàng tháng, bố mẹ cần kiểm tra cân nặng, chiều cao của trẻ, so sánh với số liệu của các tháng trước để nhận biết sự phát triển của trẻ trong thời gian đó. Nếu nhận thấy, trẻ có dấu hiệu kém hấp thu, cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán tình trạng sức khoẻ và có phương pháp khắc phục kịp thời.
Sự phát triển chiều cao chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Do đó, bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, bố mẹ cũng nên chú ý khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn và cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc để chiều cao phát triển thuận lợi, tăng cơ hội thành công trong tương lai.
Đối với trẻ, chúng ta không thể duy trì 3 bữa mỗi ngày như người lớn mà cần xây dựng một thời gian biểu ăn uống khoa học, phù hợp với trẻ. Tuỳ theo độ tuổi của trẻ mà số lượng bữa ăn và khoảng cách thời gian giữa các bữa ăn của trẻ có sự khác biệt. Thông thường, ngoài 3 bữa chính, trẻ nên có thể từ 2-3 bữa phụ mỗi ngày với bánh, sữa, các loại trái cây… khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 3 tiếng là hợp lý. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý, thời gian cho trẻ ăn mỗi bữa chỉ nên kéo dài không quá 30 phút để đảm bảo rằng, đến bữa tiếp theo trẻ đã đói và có thể ăn thêm được nữa.
- Thường xuyên theo dõi sự tăng trưởng của trẻ
Thực tế, không phải trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt đều có thể tăng trưởng hiệu quả. Nhiều trẻ mắc phải hội chứng kém hấp thu, khiến phần lớn dinh dưỡng được bổ sung vào cơ thể đều bị đào thải ra ngoài dẫn đến tình trạng trẻ ăn nhiều nhưng vẫn còi cọc, chậm lớn, kém phát triển chiều cao. Do đó, song song với việc bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học và hợp lý, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý kiểm tra, theo dõi thường xuyên chiều cao và cân nặng của trẻ. Định kì hàng tháng, bố mẹ cần kiểm tra cân nặng, chiều cao của trẻ, so sánh với số liệu của các tháng trước để nhận biết sự phát triển của trẻ trong thời gian đó. Nếu nhận thấy, trẻ có dấu hiệu kém hấp thu, cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán tình trạng sức khoẻ và có phương pháp khắc phục kịp thời.
Sự phát triển chiều cao chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Do đó, bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, bố mẹ cũng nên chú ý khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn và cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc để chiều cao phát triển thuận lợi, tăng cơ hội thành công trong tương lai.