Bố không quá kỳ vọng và ép buộc con phải có tuổi 30 thật thăng hoa với nhiều thành tựu.Nhưng 30 tuổi ,nhất định con phải rõ niềm đam mê nở rộ chín mùi của mình là gì,để những chặng đường về sau không lạc lối ,hoang mang.
Chào con trai bố !
Khi bố viết những dòng này đèn điện phòng con vẫn sáng,con vẫn kì cạch bên chiếc máy tính,đeo headphone ,miếng bặm chặt,mắt không rời khỏi màn hình.Đáng tiếc,không phải con thức để làm việc,hoặc đọc một cuốn sách ,mà con vùi mình vào trò chơi điện tử.Bố biết,con đã cáu kỉnh và tỏ ra khó chịu khi bị mẹ sang tận phòng ,giục giã con ngủ sớm để chuẩn bị cho ngày làm việc hôm sau.Con ậm ừ,xong rồi vẫn bỏ ngoài tai.
Câu chuyện về việc con dành quá nhiều thời gian thư giãn vào điện tư,chỉ là một chuyện rất nhỏ trong hàng tá bề bộn ,bất ổn trong lối sống của con- một chàng trai 28 tuổi,chưa lập gia đình ,công việc làng nhàng.Điều bố lo ngại nhất ,không phải nhìn thấy con đốt thời gian vào những trò vô bổ ,mà bố không nhìn thấy ở con trai mình một chút dấu hiệu nào của ý chí cầu tiến,tinh thần nỗ lực phát triển sự nghiệp.
Những khuyết điểm ấy , sẽ là tử huyệt đối với một người đàn ông. Nếu con không nhanh chóng sửa đổi ,bố lo ngại ,con sẽ bị cả thế giới này quay lưng và cuộc đời con sẽ chím đám trong thất bại và cô độc.
Con trai,hãy bình tĩnh nghe bố phân tích.
ảnh trên mạng |
Con nghĩ mà xem,một người đàn ông trưởng thành,khi mắc sai lầm,luôn tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh hay đổ lỗi cho người khác.Rõ ràng ,đây là kiểu đàn ông không có can đảm và bản lĩnh để đối mặt với khó khăn.Cứ mãi như con nít như thế, nhìn nhận vấn đề kém như thế,cả đời con sẽ phải sống trong tủi nhục.
Nếu là người đàn ông đích thực ,người đàn ông sẽ không ngại nhận lỗi sai về mình .Trên cuộc đời này không ai hoàn hảo ,cũng chẳng ai dám tự khẳng định rằng mình không sai lầm .Điều quan trọng sau những lần vấp ngã đó,con khắc phục được những khuyết điểm của bản thân .Đó là cách duy nhất giúp con tiến bộ.
Đàn ông 28 tuổi, ai lại ngồi lê đôi mách bao giờ?
Thú thật, bố không thích những cuộc điện thoại của con và một bạn đồng nghiệp nào đó mỗi tối. Bố xin lỗi, vì đã hơi chú ý vào cuộc trò chuyện của các con (vì con ngồi buôn chuyện qua điện thoại ngay tại phòng khách, khi ta và mẹ con đang xem chương trình thời sự). Các con bình luận về một người thứ ba tên Tuấn nào đó với giọng điệu bỉ bai và những câu chuyện mang đậm màu sắc suy diễn, cợt nhả.
Con biết không, người đàn bà có tính đàn ông được gọi là mạnh mẽ. Còn người đàn ông có tính đàn bà, đó gọi là sai trái. Con thử nghĩ một người đàn ông cứ suốt ngày ngồi buôn chuyện, hết nói xấu người này, đến phỉ báng người khác, liệu con có chấp nhận? Con quên rồi ư, biết đâu đến một ngày nào đó, ở sau lưng con, người khác cũng đưa con lên bàn cân để mổ xẻ, bình luận đầy khiếm nhã như cách con và đồng nghiệp đang ứng xử. Con có thấy dễ chịu không? Đàn ông, chẳng ai ngồi lê đôi mách con ạ!
28 tuổi, không phải 8 tuổi, vậy tại sao con hoảng loạn khi gặp khó khăn?
Làm bố của con suốt 28 năm qua, nhưng chỉ một lần duy nhất bố thấy con chăm chỉ đột xuất. Đó là lần con thức đêm, mất ăn mất ngủ đúng nghĩa để hoàn thành đồ án tốt nghiệp đại học. Con kể về những tấm gương tày liếp ra trường chậm một năm, bị treo bằng tới cả 2 năm chỉ vì không hoàn thành đồ án đúng hạn. Con lo sợ bản thân sẽ đi vào vết xe đổ ấy, nên thật sự con sốt sắng, lăn lê bò toài trên bản vẽ la liệt khắp phòng con.
Con ạ, nhìn con như thế, cảm xúc của bố không biết nên vui vì thấy con chăm chỉ, hay buồn vì thấy đầu óc tổ chức, làm việc của con "rối như canh hẹ" nữa. Khi đồ án của con bị giáo sư hướng dẫn phê bình, con hoảng loạn, gọi điện cầu cứu hết người này tới người khác. Đó mới là trường đại học, sau này ra trường đời, còn nhiều thứ khó khăn hơn thì sao?
Người đàn ông biết cách giữ bình tĩnh đối mặt với khó khăn mới là người bản lĩnh. Còn kiểu người khi gặp thử thách đã trở nên hoảng loạn, cầu cứu bốn phương tám hướng thì không đáng mặt nam nhi. Bố nói vậy nghe thật khó lọt lỗ tai, nhưng nó chẳng sai chút nào đâu con!
28 tuổi, không lo rèn thực lực, chỉ lo nịnh nọt cấp trên - sai quá rồi con ạ!
Con biết đấy, cả đời bố chưa bao giờ phải luồn cúi một ai, bởi bố tin vào thực lực của mình. Sở dĩ bố nhắc tới chuyện này, vì một mùa Tết nữa lại về, và vẫn như thường lệ từ ngày con đi làm tới giờ, Tết là cái mùa con như người mất trí. Bữa ăn nào con cũng hỏi mẹ nên mua quà gì, nên đi lễ Tết sếp như thế nào. Con kể, con thăm dò đồng nghiệp này tặng sếp chai rượu ngoại, thì con cũng không thể kém cạnh, nhất định phải tặng sếp món quà to hơn. Bố tự hỏi, cứ theo suy nghĩ ấy của con, cuộc rượt đuổi ấy khi nào sẽ kết thúc?
Thật ra, bố không bài xích chuyện lễ Tết, thăm hỏi lãnh đạo, nhưng điều quan trọng nhất là tấm lòng, là sự chân thành, tôn kính dành cho người quản lý. Nhưng, con đã biến nó thành cuộc chạy đua với những món quà vượt quá khả năng chi trả của con. Nếu bố nhớ không nhầm, năm nào con cũng vay mẹ mười mấy, hai mươi triệu đồng để mua quà biếu sếp.
Đây là cách làm của những người không có thực lực. Nếu thật sự có bản lĩnh và tài năng, con sẽ không phải xu nịnh hay o bế bất cứ ai. Người đàn ông tự đi lên bằng khả năng của mình mới thật sự là người đáng tin cậy.
Con trai!
Năm nay con đã 28 tuổi, chỉ 2 năm nữa thôi con sẽ bước chân vào ngưỡng cửa mới của cuộc đời. Người ta vẫn nói "đàn ông 30", để ám chỉ dấu mốc bản lề đóng - mở một giai đoạn mới trong đời phái mạnh. Chạm ngưỡng 30, người ta thường bắt đầu có những thay đổi về mặt suy nghĩ, chín chắn hơn, tự lập hơn và dần tạo dựng được một số thành tựu nhất định cho riêng mình. Nhưng, tất cả những thay đổi đó, cần được chạy đà, tạo dựng từ nhiều năm trước đó.